Indonesia là một trong những quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á với dân số hơn 270 triệu người. Sự phát triển của thương mại điện tử tại quốc gia này đã tạo ra cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng Sea.vn tìm hiểu về tiềm năng thương mại điện tử của Indonesia và cách các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác được thị trường này.
Tổng quan về thị trường thương mại điện tử Indonesia
Thị trường thương mại điện tử của Indonesia đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Giá trị thị trường thương mại điện tử Indonesia
Kinh tế Indonesia là một nền kinh thế thị trường công nghiệp mới. Tính đến năm 2021, Indonesia hiện là nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất ở Đông Nam Á, chiếm hơn 1.000 tỷ USD và Tổng sản phẩm quốc nội cao hơn Việt Nam 4 lần.
Hệ thống thương mại điện tử tại Indonesia cũng đang phát triển hết sức mạnh mẽ khiến cho việc mua sắm, chi tiêu của người dân Indonesia hết sức thuận tiện và dễ dàng. Theo báo cáo của Google và Temasek, giá trị thị trường thương mại điện tử của Indonesia vào năm 2020 là 32 tỷ USD và được dự báo sẽ đạt 53 tỷ USD vào năm 2025. Số lượng người dùng Internet tại Indonesia cũng đang tăng lên một cách đáng kể. Năm 2020, Indonesia có 175 triệu người sử dụng Internet, dự kiến sẽ tăng lên 215 triệu vào năm 2025.
Tuy nhiên sự tăng trưởng của thương mại điện tử Indonesia năm 2021 chỉ ở mức vừa phải. GDP của Indonesia được dự báo chỉ tăng trưởng khoảng 5% và mức tăng trưởng GDP không lớn này có nghĩa là sức mua của người tiêu dùng Indonesia sẽ không tăng mạnh vào năm 2022.
Thanh toán điện tử phổ biến
Indonesia cũng đã cải thiện thứ hạng của mình trong Bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng về công nghệ của EIU – thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng của 82 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc thích ứng với các thay đổi về công nghệ. Người dân Indonesia đã quen với việc thanh toán trực tuyến từ các hoạt động mua sắm đến các dịch vụ công.
Tuy nhiên, an ninh mạng vẫn là lĩnh vực Indonesia cần phải cải thiện để đảm bảo an toàn cho người dân khi trong thanh toán online.
Các chính sách của chính phủ
Chính phủ Indonesia cũng đang có những chính sách kích cầu, thúc đẩy nền kinh tế. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Điều này sẽ góp phần tăng tỷ lệ kết nối và truy cập Internet ở vùng nông thôn. Ngoài ra, hệ thống giao thông cũng dần được cải thiện giúp nâng cao chất lượng trong công tác vận chuyển và giao hàng của các đơn vị kinh doanh online.
Tiềm năng thương mại điện tử của Indonesia đối với doanh nghiệp Việt Nam
Với tiềm năng thị trường thương mại điện tử của Indonesia, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng những cơ hội để mở rộng kinh doanh và tăng trưởng. Các lĩnh vực tiềm năng nhất cho doanh nghiệp Việt Nam bao gồm thực phẩm và đồ uống, thời trang, điện tử, mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe.
Cách các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác thị trường thương mại điện tử Indonesia
Để doanh nghiệp Việt Nam gia nhập thị trường thương mại điện tử Indonesia, có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử Indonesia
Trước khi bước vào thị trường thương mại điện tử Indonesia, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về thị trường, nhu cầu của khách hàng, quy định pháp lý và các vấn đề khác liên quan. Có thể tham khảo các tài liệu, báo cáo, tìm kiếm trên mạng hay hợp tác với đối tác địa phương để có được thông tin chính xác và đầy đủ. Các thông tin thị trường cần được cập nhật thường xuyên để doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình theo thị hiếu và xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng Indonesia.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cũng vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của công ty sau này. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh sẵn có và tiềm năng trên thị trường để học thêm được những kinh nghiệm, xác định những cơ hội, thách thức, từ đó giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Bước 2: Phân tích chiến lược kinh doanh
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp để gia nhập thị trường thương mại điện tử Indonesia. Chiến lược này phải được định hướng rõ ràng, đưa ra các mục tiêu kinh doanh cụ thể, lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp và xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng.
Bước 3: Điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng Indonesia, các doanh nghiệp cần điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của mình để phù hợp với văn hóa, sở thích và thói quen mua sắm của họ. Bên cạnh đó, cũng cần căn cứ vào những quy định, tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu để có những cân đối và điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 4: Tiếp cận thị trường thương mại điện tử Indonesia và quảng bá thương hiệu
Khi gia nhập một thị trường mới, tăng cường quảng bá thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết. Số người sử dụng Internet tại quốc gia này rất lớn. Hãy tận dụng lợi thế này để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
Tại Indonesia, số người mua hàng trên các trang thương mại điện tử ngày càng tăng, đặc biệt là sau đại dịch Covid 19. Vì vậy sở hữu cho mình một gian hàng trên các nền tảng này cũng là một ý kiến không tồi. 5 trang thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất năm 2022 lần lượt là Tokopedia, Shopee, Bukalapak, Lazada, Blibli…
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tạo các website bán hàng. Đây là nơi cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và thương hiệu của công ty. Một website chất lượng thể hiện các thông tin rõ ràng cũng thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp. Nhờ đó, giúp thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng các mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác để thực hiện các hoạt động, chiến dịch quảng cáo, giúp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.
Bước 5: Tìm kiếm đối tác vận chuyển và giao hàng
Để hàng hóa đến được với khách hàng, tất nhiên phải cần đến các đơn vị vận chuyển. Nhất là đối với những doanh nghiệp không đủ nguồn lực thì hợp tác với các bên thứ 3 là giải pháp vô cùng hợp lý. Những đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment indonesia, hoàn tất đơn hàng, vận chuyển có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ hiểu rõ về các thủ tục thuế quan, xuất nhập khẩu và hành lang pháp lý tại đây. Bên cạnh đó, họ có thể cung cấp cho bạn các thông tin về môi trường và xu hướng thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia nhập và mở rộng thị trường một cách thuận lợi nhất.
Các đơn vị vận chuyển hàng hóa thường có mối quan hệ tốt với các đối tác địa phương ở Indonesia, như các đại lý, kho bãi hay các đơn vị vận chuyển hàng nội địa. Việc hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa này giúp cho doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận và tạo mối quan hệ kinh doanh với các đối tác địa phương, giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng thị trường tại Indonesia.
Tổng kết
Tóm lại, thị trường thương mại điện tử Indonesia đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần xác định cho mình chiến lược đúng đắn để có thể tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức để phát triển bền vững và thành công trên thị trường này.